Sân bay Đồng Hới

1. Lịch sử

Trong thời kỳ 1930 - 1954, không quân thực dân Pháp sử dụng sân bay này để tấn công quân Việt Minh ở khu vực Bắc Trung Bộ và bắn phá Nam Lào. Sân bay thời kỳ này có đường cất hạ cánh bằng đất. Trong thời kỳ 1960 - 1975, quân đội miền Bắc Việt Nam sử dụng sân bay này (đường băng gác ghi) để trung chuyển vũ khí, đạn dược, quân nhân vào chiến trường miền Nam. Sau 1975, sân bay này được sử dụng cho trực thăng quân đội nhưng không thường xuyên. Như vậy, sân bay này được xây dựng mới hoàn toàn phục vụ cho nhu cầu dân dụng.


2. Sự cần thiết


Sau khi Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, số lượng khách du lịch thăm quan đến tăng đột biến. Động Phong Nha được Hiệp hội Hang động Anh công nhận là hang động dài nhất, đẹp nhất, sông ngầm dài nhất thế giới.


Ngoài ra, Quảng Bình còn nổi tiếng với nhiều bãi tắm hoang sơ, sạch đẹp như bãi biển Nhật Lệ, thắng cảnh Đá Nhảy, Lý Hoà và suối nước khoáng Bang (Lệ Thủy). Do đó, để phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên tại Quảng Bình, việc xây dựng sân bay Đồng Hới là cần thiết cho phát triển du lịch.


3. Dự án Sân bay Đồng Hới


Sân bay có 1 đường băng dài 2,4 km, rộng 45 m, theo tiêu chuẩn 4D của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (tiếng Anh: International Civil Aviation Organization). Sân bay này có thể tiếp nhận các máy bay tầm trung như Airbus 320 và Airbus A321 hoặc tương đương. Đây là một trong những sân bay chính của khu vực Bắc Trung bộ , hiện có hai sân bay chính là sân bay Phú Bài và sân bay Vinh.

Thiết kế gồm có các hạng mục chính:


nhà ga 2 tầng có công suất 300 khách/giờ cao điểm, 6 quầy thủ tục và sân đỗ có thể tiếp nhận đồng thời 2 máy bay tầm trung A320 hoặc A321 hoặc tương đương.


Chủ đầu tư: Cụm cảng hàng không Miền Bắc


Tổng mức đầu tư: 212 tỷ đồng


Khởi công: ngày 30 tháng 8 năm 2004


Dự kiến hoàn thành theo Báo cáo nghiên cứu khả thi: cuối năm 2008


4. Các điểm kết nối sau khi hoàn thành


Vietnam Airlines dự kiến các tuyến:Sân bay quốc tế Nội Bài đến Hà Nội Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến Thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn sau có thể bổ sung các điểm kết nối khác như:Sân bay Cam Ranh Sân bay Cát Bi.


5. Vai trò trong phát triển du lịch địa phương


Sân bay này sẽ phục vụ khách du lịch đến di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng, tắm biển tại các bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, Lý Hoà, tắm suối nước nóng khoáng Bang (Lệ Thủy) và nghỉ tại Sun Spa Resort.Sân bay này sẽ giúp tỉnh Quảng Bình tham gia có hiệu quả vào Chương trình du lịch Con đường di sản miền Trung kết nối các di sản thế giới ở miền Trung: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An và Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Con đường di sản này kết hợp giữa du lịch tìm hiểu văn hóa và khám phá thiên nhiên.