Linh thiêng núi đá Thần Đinh

Núi Thần Đinh nằm soi bóng bên dòng sông Long Đại, thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Hơn 200 năm qua, núi Thần Đinh đã “ngủ say” với những di tích lịch sử, văn hóa của người xưa còn lại. Mới đây, dự án “Bảo tồn sinh thái, tôn tạo di tích núi Thần Đinh” được thực hiện, và núi thần đang tỉnh giấc...

Đỉnh Thần Đinh nằm ở thôn Rào Đá, xã Trường Xuân, cách TP Đồng Hới 25km về phía nam và cách đường Hồ Chí Minh tại cầu Long Đại 3km. Núi có độ cao 405m so với mực nước biển. Sách Ô Châu Cận Lục có viết: “Núi Thần Đinh tại xứ Thạch Giang, huyện Khang Lộc (Quảng Ninh). Tục truyền khi vua Lê chinh phạt Chiêm Thành đã sai lực sĩ quật đánh núi này, gọi cả các núi đều hướng về tây, riêng núi này quay lưng lại”, do đó núi Thần Đinh còn có tên khác là núi Bất Nghĩa.


Sách Đại Nam Nhất Thống Chí mô tả: “Núi đá cao chót vót, trên núi có chùa Kim Phong (chùa Non), cạnh chùa có đất rộng, trồng hoa; sườn núi có động sâu thẳm rộng rãi, cửa động hẹp phải nghiêng mình mà vào một hồi mới rộng. Trong động có hai tầng, đá xếp hệt như bàn ghế, có viên đá giống tượng phật, lại có thạch nhũ trùng điệp rũ xuống.


Trước động về phía tả lại có một động, thạch nhũ trong động chỗ ẩn chỗ hiện, có chỗ như cái tàn vàng, có chỗ như hình voi; về phía hữu có hai động gọi là động Trống và động Chuông, trong ấy đá rũ xuống, gõ vào thành tiếng như chuông như trống nên gọi thế. Ngoài động có giếng đá (giếng Tiên) nước ngọt, không bao giờ cạn”. Về ngôi chùa Kim Phong trên núi Thần Đinh, cũng sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết rằng: “Chùa Kim Phong ở trên núi Thần Đinh, huyện Khang Lộc, không rõ dựng từ đời nào, sau trải loạn lạc bị bỏ hư.


Năm Minh Mạng thứ 6 (1825) trụ trì là Trần Gia Hội dựng tạm chùa tranh, năm thứ 10 (1829) người địa phương là Lê Văn Trúc quyên triều tu bổ và lợp bằng ngói, vừa có một người địa phương đỗ thuyền ở trấn Nhật Lệ khi nhổ neo bắt được quả chuông bằng đồng đem cúng vào chùa”. Truyền thuyết kể rằng: Thầy Ân Khả đã tu ở chùa này (chùa Kim Phong) từ năm 1694 (đời Lê Huy Tông, niên hiệu Chính Hòa, ứng với triều Khang Hy bên Trung Quốc), thầy là người đức độ tài trí, được tăng ni phật tử trong vùng yêu mến.


Trước khi viên tịch, thầy cắt một ngón tay út bỏ vào tráp để lại cho chùa. Lạ thay ngón tay tươi mãi không hề bị thối rửa. Sau này thầy đầu thai vào một gia đình bên Trung Quốc và tái sinh trong hình hài vua Càn Long (1736-1796) (tương truyền vua Càn Long cũng bị thiếu mất một ngón tay út). Vua Càn Long linh cảm tiền kiếp có duyên nợ với chùa non trên núi Thần Đinh bên Đại Việt nên đã gửi một quả chuông sang tặng, chuông có khắc mấy chữ “Thần Đinh chung”. Thuyền chở chuông vào đến cửa sông Nhật Lệ thì không may bị bão tố nhấn chìm. Sau này một ngư dân quê ở huyện Bố Trạch tên là Đặng Văn Tiên, trong một lần thả lưới đã bắt được quả chuông và đem cúng vào chùa Non trên núi Thần Đinh. Không biết huyền thoại về quả chuông đồng do vua Càn Long tặng có thật hay không, chỉ biết rằng hiện nay quả chuông chùa Non trên núi Thần Đinh đang được treo ở chùa Phổ Minh, ở xã Đức Ninh, TP Đồng Hới. Theo con đường xếp bằng đá gần 1.300 bậc của người xưa, chúng tôi leo lên núi Thần Đinh.


Gần 200 năm trôi qua cùng với sự bào mòn của thiên nhiên, sự tàn phá của chiến tranh, nhưng trên núi Thần Đinh vẫn còn lại nhiều di tích. Ngôi chùa Kim Phong có tám gian, bây giờ chỉ còn lại những bức tường đá rêu phong. Ngôi miếu cổ linh thiêng đã bị sụt mất một góc.


Giếng Tiên ngày xưa mà nay nước vẫn đầy ắp, trong xanh, ngọt mát. Động Trống, động Chuông vẫn huyền diệu những thạch nhũ hình phật, hình voi. Đứng trên đỉnh Thần Đinh thấy rõ một vùng đất Quảng Ninh, Đồng Hới với các dòng sông Rào Trù, Rào Đá uốn mình lúc ẩn, lúc hiện dưới chân núi sau những rặng cây xanh. Dòng Đại Giang (Long Đại) mềm mại uốn mình dưới cầu Long Đại, về tận Quán Hàu và hòa vào dòng Nhật Lệ để tuôn vào biển Đông. Đường Hồ Chí Minh như một dải lụa trắng vắt ngang dòng sông làm cho cả vùng đất biến thành một bức tranh thủy mặc đầy sức sống.


LamGiang (tuoitre.com.vn)
-->Đọc tiếp...

Lễ hội đua thuyền ở Lệ Thủy

Các bậc cao niên không còn nhớ từ thuở nào, năm nào khai nguyên ra Hội đua thuyền Lệ Thủy (Quảng Bình). Chỉ biết chắc nó có từ lâu lắm. Tương truyền, ngày xửa ngày xưa cái xứ “nhất Đồng Nai, nhì Hai Huyện” này không được sầm uất, trù phú như bây giờ bởi thiên tai khắc nghiệt.
Một đêm vị Thần Hoàng khai khẩn chiêm bao thấy một cụ già râu tóc bạc phơ đến bảo:
Muốn mưa thuận, gió hoà thì cứ mỗi dịp khai xuân nên có Lễ hội cầu đảo, đua thuyền để khai thông sông rạch. Tâm nguyện người dân sẽ được Đất Trời chứng giám mà phù hộ, độ trì.

Từ đó hàng năm, cứ mỗi độ xuân về sông Kiến Giang lại dậy sóng trong lễ hội cầu đảo và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Lễ hội này rất ít khi gián đoạn kể cả những năm đói kém, mất mùa. Nó đã là máu thịt của người dân Lệ Thủy.


Cách mạng Tháng Tám thành công, kỷ niệm 1 năm ngày nước Việt Nam độc lập, Lệ Thủy tổ chức Lễ hội đua thuyền đúng ngày 2/9/1946. Cũng từ đó, Lễ hội luôn được diễn ra trong ngày thiêng liêng này và nó được gọi là Lễ hội đua thuyền mừng Tết Độc lập. Tết Độc lập đã mang lại mưa thuận, gió hòa cho mảnh đất này...

Từ năm 1946 đến nay, Lễ hội đua thuyền mừng Tết Độc lập bị gián đoạn 2 lần. Lần 1, 8 năm. Trai bơi phải gác mái chầm cầm súng lên đường đi theo cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp.
Kiến Giang dậy sóngHòa bình lập lại, Kiến Giang lại dậy vang tiếng reo hò, tiếng trống, tiếng mõ trong ngày 2/9. Tiếng bom rền của máy bay Mỹ trên miền Bắc đã lần thứ 2 làm gián đoạn Lễ hội thiêng liêng này cũng 8 năm, từ năm 1965 cho đến năm 1973, khi hiệp định Paris có hiệu lực.

Rồi từ đó đến nay, chưa năm nào dòng Kiến Giang lại không dậy sóng trong ngày Tết Độc lập, dù đã có năm, mãi đến ngày 30/8, dòng Kiến Giang vẫn trơ đáy. Nhưng kỳ diệu thay chỉ sau 2 ngày mưa, nước Kiến Giang lại đầy và tiếng trống, tiếng mõ, tiếng reo hò vọng mãi suốt dọc sông...
Trước ngày diễn ra Lễ hội chừng nửa tháng, thôn nào, làng nào cũng náo nức chuẩn bị. Thuyền bơi luôn là vấn đề quan trọng nhất. Những chiếc thuyền bơi đủ dài cho 12 - 15 cặp bơi (từ 25 - 35 người) được đóng công phu dưới bàn tay của các nghệ nhân chân truyền.

Những thân gỗ dài (chủ yếu là cây huỵnh) được khai thác từ rừng đại ngàn có chiều dài từ 20 - 30 m đưa về cưa xẻ theo thước tấc nghiêm ngặt và nghệ nhân bí truyền đóng ghép. Tiêu chuẩn của thuyền đua bơi phải nổi vừa trên mặt nước. Khi lao về phía trước không được chờm sóng mà phải lũi đi như một kình ngư...

Trai bơi là thanh niên dẻo dai và dày dặn sông nước. Trai bơi xuống thuyền chỉ được ăn mỗi món cơm rang giòn để đủ độ dẻo dai theo hết đường đua.
Mỗi hội đua thuyền thường có chừng 20 - 30 thuyền bơi của nam và 10 - 15 thuyền đua của nữ. Trai bơi bằng mái chầm, nữ đua bằng mái chèo. Đường bơi dài khoảng 25 - 30 km tùy quy định của Ban tổ chức.

Trong ngày Lễ hội, dòng Kiến Giang như cả một rừng hoa đầy màu sắc. Hàng ngàn chiếc thuyền lớn nhỏ, căng đầy băng cờ biểu ngữ và không thuyền nào là không có vài ba chiếc trống cùng mõ gốc tre để rung lên cổ vũ cho các thuyền bơi, đua.
Hai tuyến đường chạy dọc hai bên bờ sông, hàng chục vạn người, không riêng là người con xứ Lệ, ken chặt với áo xiêm đẹp đẽ, háo hức dán mắt xuống lòng sông trong tiếng reo hò không dứt suốt cả quãng đường dài gần 30 km.
-->Đọc tiếp...

Sân bay Đồng Hới

1. Lịch sử

Trong thời kỳ 1930 - 1954, không quân thực dân Pháp sử dụng sân bay này để tấn công quân Việt Minh ở khu vực Bắc Trung Bộ và bắn phá Nam Lào. Sân bay thời kỳ này có đường cất hạ cánh bằng đất. Trong thời kỳ 1960 - 1975, quân đội miền Bắc Việt Nam sử dụng sân bay này (đường băng gác ghi) để trung chuyển vũ khí, đạn dược, quân nhân vào chiến trường miền Nam. Sau 1975, sân bay này được sử dụng cho trực thăng quân đội nhưng không thường xuyên. Như vậy, sân bay này được xây dựng mới hoàn toàn phục vụ cho nhu cầu dân dụng.


2. Sự cần thiết


Sau khi Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, số lượng khách du lịch thăm quan đến tăng đột biến. Động Phong Nha được Hiệp hội Hang động Anh công nhận là hang động dài nhất, đẹp nhất, sông ngầm dài nhất thế giới.


Ngoài ra, Quảng Bình còn nổi tiếng với nhiều bãi tắm hoang sơ, sạch đẹp như bãi biển Nhật Lệ, thắng cảnh Đá Nhảy, Lý Hoà và suối nước khoáng Bang (Lệ Thủy). Do đó, để phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên tại Quảng Bình, việc xây dựng sân bay Đồng Hới là cần thiết cho phát triển du lịch.


3. Dự án Sân bay Đồng Hới


Sân bay có 1 đường băng dài 2,4 km, rộng 45 m, theo tiêu chuẩn 4D của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (tiếng Anh: International Civil Aviation Organization). Sân bay này có thể tiếp nhận các máy bay tầm trung như Airbus 320 và Airbus A321 hoặc tương đương. Đây là một trong những sân bay chính của khu vực Bắc Trung bộ , hiện có hai sân bay chính là sân bay Phú Bài và sân bay Vinh.

Thiết kế gồm có các hạng mục chính:


nhà ga 2 tầng có công suất 300 khách/giờ cao điểm, 6 quầy thủ tục và sân đỗ có thể tiếp nhận đồng thời 2 máy bay tầm trung A320 hoặc A321 hoặc tương đương.


Chủ đầu tư: Cụm cảng hàng không Miền Bắc


Tổng mức đầu tư: 212 tỷ đồng


Khởi công: ngày 30 tháng 8 năm 2004


Dự kiến hoàn thành theo Báo cáo nghiên cứu khả thi: cuối năm 2008


4. Các điểm kết nối sau khi hoàn thành


Vietnam Airlines dự kiến các tuyến:Sân bay quốc tế Nội Bài đến Hà Nội Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến Thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn sau có thể bổ sung các điểm kết nối khác như:Sân bay Cam Ranh Sân bay Cát Bi.


5. Vai trò trong phát triển du lịch địa phương


Sân bay này sẽ phục vụ khách du lịch đến di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng, tắm biển tại các bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, Lý Hoà, tắm suối nước nóng khoáng Bang (Lệ Thủy) và nghỉ tại Sun Spa Resort.Sân bay này sẽ giúp tỉnh Quảng Bình tham gia có hiệu quả vào Chương trình du lịch Con đường di sản miền Trung kết nối các di sản thế giới ở miền Trung: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An và Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Con đường di sản này kết hợp giữa du lịch tìm hiểu văn hóa và khám phá thiên nhiên.
-->Đọc tiếp...

Hình ảnh đẹp về Động Phong Nha - Kẻ Bàng











-->Đọc tiếp...

Liên Hệ Admin

Nguyễn Bá Lệ

Điện Thoại : +420 773296862

Email : bale76cz@gmail.com

Y!M : caocuong6276

Apple Hall - Foxconn Technology Cz

Gởi Email tới Bá Lệ








Tên của bạn:


Email của bạn




Bạn nhận xét thế nào về Bá Lệ?


Tuyệt

O.K.

Tạm

Dire




Bạn đến với Bá Lệ từ đường nào?






Lời nhắn của bạn:



Xin cảm ơn bạn!




-->Đọc tiếp...